Hướng nghiệp tương lai
Cơ hội việc làm ngành Quản trị Kinh doanh
Những năm gần đây, số lượng cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh ra trường lên đến con số hàng ngàn. Điều này khiến cho các doanh nghiệp tuyển dụng có vô số cơ hội tiếp cận ứng tuyển những ứng viên tiềm năng nhằm mục đích phục vụ trong kinh doanh. Vậy bạn đã biết cơ hội việc làm ngành Quản trị Kinh doanh hấp dẫn ra sao chưa?
Hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Cơ hội việc làm ngành Quản trị Kinh doanh
Có thể nói Quản trị Kinh doanh là ngành nghề thời thượng; đồng thời là ngành học đa nghề nghiệp. Dưới đây mình sẽ liệt kê những vị trí công việc ngành quản trị kinh doanh dễ tìm cho bạn tham khảo và định hướng cho sự nghiệp tương lai của mình nhé
-
Khối lĩnh vực kinh doanh
– Nhân viên kinh doanh
– Nhân viên chăm sóc khách hàng
– Nhân viên kế hoạch phát triển
– Nhân viên tư vấn kinh doanh
– Chuyên viên/Nhân viên quản trị nhân lực
– Công việc lĩnh vực tài chính: nhân viên bảo hiểm, nhân viên tín dụng,…
– Chuyên viên phân tích, nghiên cứu thị trường
– Trưởng phòng kinh doanh
– Trưởng phòng nhân sự
-
Khối lĩnh vực Marketing
– Nhân viên Marketing
– Nhân viên truyền thông/quan hệ công chúng
– Chuyên viên/ Nhân viên sáng tạo nội dung
– Trợ lý giám đốc
– Chuyên viên/Nhân viên Thiết kế đồ họa
– Giảng dạy chuyên ngành Marketing tại các trường đại học, cao đẳng,…
=> Đọc thêm: Ngành Quản trị Kinh doanh thi khối nào? Xét tuyển ra sao?
-
Lĩnh vực Xuất – nhập khẩu
– Nhân viên thu mua
– Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa
– Điều phối viên vận tải
– Quản lý kho/thu mua
– Quản lý trong lĩnh vực Logistic/phân xưởng
Mức lương ngành Quản trị Kinh doanh là bao nhiêu?
Mức thu nhập ngành Quản trị Kinh doanh được đánh giá dựa theo các tiêu chí như kinh nghiệm, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, năng lực bản thân,…Nhưng nhìn chung thì mức lương ngành Quản trị Kinh doanh thuộc hàng TOP so với các ngành nghề khác trên thị trường lao động tính đến thời điểm hiện tại.
Tổng quan mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh dao động như sau:
- Mức lương thấp nhất: 3.394.000 triệu đồng/tháng
- Mức lương trung bình: 8.566.000 triệu đồng/tháng
- Mức lương cao nhất: 80.000.000 triệu đồng/ tháng
Cụ thể, mức lương được chia theo tiêu chí như sau:
Mức lương theo kinh nghiệm:
– Sinh viên mới ra trường: 3-4 triệu/tháng
– Có kinh nghiệm 1-2 năm: 5-8 triệu/tháng
– Kinh nghiệm từ 2 năm trở lên: 7-10 triệu/ tháng hoặc cao hơn từ 12-14 triệu/ tháng
Theo vị trí công việc:
– Vị trí nhân viên Marketing: 5-10 triệu/tháng
– Nhân viên kinh doanh: 5-12 triệu/tháng
– Vị trí từ trưởng phòng trở lên: 10-15 triệu/tháng
– Với vị trí Giám đốc Marketing hoặc Giám đốc Kinh doanh: 15-20 triệu/ tháng
(Tư liệu tham khảo thông tin tại Topcv.vn)
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cách tính mức lương trung bình trong lĩnh vực quản trị kinh doanh theo công thức như sau:
Mức lương = (Mức lương tháng/ số ngày đi làm đúng quy định) x (Số ngày đi làm thực tế) + Lương thương (nếu có)
Lời kết
Nhìn chung, không quá khó để tìm kiếm công việc ổn định trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Nhưng điều quan trọng ở đây chính là việc trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng vững chắc để sớm tăng cơ hội “ghi điểm” với các nhà doanh nghiệp, tổ chức trong các đợt tuyển dụng ngành quản trị kinh doanh. Chúc bạn sớm thành công!
Pingback: Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh | QTKD PSU
Pingback: Cách lên ý tưởng kinh doanh | Ngành QTKD chuẩn PSU
Pingback: Bật mí các hình thức khuyến mãi thu hút khách hàng mới nhất
Pingback: Để kinh doanh thành công cần nắm 7 “phẩm chất vàng”
Pingback: 7 điều khôn khéo trong kinh doanh – Bạn đã biết?
Pingback: Làm thế nào để học Quản trị Kinh doanh hiệu quả?
Pingback: Tương lai ngành Quản trị Kinh doanh 2024 | QTKD-PSU DTU