Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh

Ngành Quản trị Kinh doanh là ngành học được nhiều bạn thí sinh yêu thích và quan tâm trong mỗi mùa tuyển sinh. Thế nhưng bạn đã biết chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ra sao chưa? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm thông tin trước khi đặt bút xét tuyển nguyện vọng của mình nhé.

chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh
Bạn đã biết chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ra sao chưa?

Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh chuẩn quốc tế tại DTU

Ngành Quản trị Kinh doanh chuẩn PSU (QTKD PSU) là ngành học thuộc chương trình Tiên tiến và Quốc tế do Đại học Duy Tân liên kết với Đại học Bang Pennsylvania – 1 trong 5 trường đào tạo Kinh tế – Quản trị kinh doanh hàng đầu của Mỹ.

Hiện nay chương trình đào tạo Quản trị Kinh doanh chuẩn quốc tế thuộc quản lý và đào tạo bởi Viện đào tạo Quốc tế – Đại học Duy Tân. Cụ thể như sau:

Tên ngành: Quản trị Kinh doanh PSU

Mã ngành: 7340101

Thời gian đào tạo: 4 năm

Sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh PSU tại DTU sẽ được lĩnh hội những tiêu chí sau:

Sứ mệnh đào tạo

Đào tạo ra những nhà lãnh đạo và/hoặc chuyên gia có chất lượng và toàn diện trong các mảng ngành Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kiến trúc và Xây dựng, với những kỹ năng, kiến thức và chuẩn mực đạo đức đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động địa phương và quốc tế.

Cuộc thi Sinh viên Khởi nghiệp thường niên taị DTU
Cuộc thi Sinh viên Khởi nghiệp thường niên taị DTU (Nguồn: Viện Đào tạo Quốc tế DTU)

Mục tiêu về kiến thức

– Am hiểu nhiều kiến thức khác nhau như sales, marketing, bán hàng, tài chính, sản xuất, nhân lực,…

– Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

– Thực hiện công tác quản trị nguồn lực nhằm đạt mục tiêu doanh nghiệp

– Phân tích, hoạch định tài chính, huy động vốn cho doanh nghiệp

– Thực hiện công tác quản trị nhân lực phối hợp với quản trị sản xuất, marketing

– Thực hiện các giao tiếp, đàm phán, các đối tác trong nước

– Nắm vững những nguyên lý cơ bản để tiếp tục tự học và học sau đại học

– Được có cơ hội trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để có thể kết hợp “ học đi đôi với hành”

– Theo học chương trình liên kết này, sinh viên sẽ được PSU cấp từ 18 đến 24 chứng chỉ hoàn tất môn học có giá trị quốc tế, sinh viên có thể chuyển tiếp sang học và lấy bằng đại học ở PSU nếu đủ trình độ tiếng Anh theo quy định và có thể học tiếp sau đại học ở các trường đại học ở Mỹ cũng như trên thế giới

Mục tiêu về mặt kỹ năng

– Kỹ năng chuyên môn:Phát hiện và giải quyết vấn đề trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

– Kỹ năng Tin học: Sử dụng tốt tin học văn phòng và Tin học ứng dụng phục vụ chuyên ngành.

– Kỹ năng Ngoại ngữ: Sinh viên được trang bị tốt kỹ năng tiếng Anh thông qua các học phần tiếng Anh level đào tạo hướng Ielts 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết ( năm 1), thông qua các môn học tiếng Anh chuyên ngành (năm 2) hoặc thông các học phần kiến thức ngành và chuyên ngành được chuyển giao từ PSU (năm 3,4).

– Các kỹ năng khác: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng phân tích thông tin, tìm kiếm công việc.

Mục tiêu về mặt thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân;

– Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

– Ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

– Trung thực, yêu nghề, không ngừng học tập để nâng cao trình độ;

– Nhanh nhẹn, hoạt bát, trung thực trong công việc;

– Ý thức học hỏi trong học tập, cập nhật kiến thức mới về lĩnh vực quản trị kinh doanh trong nước lẫn quốc tế.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh PSU được trải nghiệm thực tế cùng với sân chơi thú vị và bổ ích
Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh PSU được trải nghiệm thực tế cùng với sân chơi thú vị và bổ ích (Nguồn: Viện Đào tạo Quốc tế DTU)

Cơ hội nghề nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh ra sao?

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngành Quản trị Kinh doanh ở các vị trí như sau:

– Bộ phận Quản lý dự án

– Bộ phận Quản trị sản xuất

– Bộ phận quản trị bán hàng

– Bộ phận kế hoạch và xây dựng chính sách trong doanh nghiệp

– Bộ phận tổ chức và quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

– Bộ phận thị trường, quảng cáo trong doanh nghiệp

– Bộ phận Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp

– Bộ phận Phân tích và đầu tư tài chính

Hy vọng bài viết trên sẽ cho bạn thêm nhiều thông tin tham khảo. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên website của mình.

Hãy comment cho mình biết nếu bạn còn câu hỏi nào muốn giải đáp nhé!